Tìm Hiểu Và Giải Mã Lý Do Inox 410 Ít Được Ưu Chuộng

Có nhiều loại inox trên thị trường từ đa dạng đến hiếm gặp. Trong đó, một loại inox với mác 410 tuy không phổ biến nhưng cũng có những ứng dụng thực tế trong cuộc sống. Cùng INOXTPHCM tìm hiểu loại inox này là gì và tại sao chúng không được sử dụng rộng rãi như mác sus304, 201 mặc dù ứng dụng của chúng khá hữu ích.

Inox 410 là gì?

Inox 410 là loại thép không gỉ chứa ít nhất 11.5% crom và nhiều nhất là 13.5% crom, cũng mang những đặc tính tốt tương tự như các loại thép không gỉ khác, nhưng so với những loại inox ưu việt về tính chống ăn mòn như inox 304 thì inox 410 có một chút kém hơn.

Thành phần hóa học inox 410

SUS410 có các thành tố như Crom, Carbon, Mangan, Silicon,… với tỉ lệ như bảng sau:

Crom
(Cr)
Carbon
(C)
Mangan
(Mn)
Silicon
(Si)
Niken
(Ni)
Lưu huỳnh
(S)
Photpho
(P)
11.5% min

– 13.5% max

0.15% 1% max 1% max 0.75% 0.03% 0.04%

 

Những tính đặc trưng của inox 410?

Độ bền

Inox 410 có độ bền tốt, chịu được nhiều loại tác động từ môi trường như môi trường khí nóng, khô hoặc kể cả ẩm, nơi có chất xúc tác hóa học như axit, kiềm (ở mức độ nhẹ).

Ngoài ra, độ cứng của inox sus 410 sẽ được tăng cường hơn nữa nếu chúng được tôi luyện ở nhiệt độ 925 đến 1010°C. Quy trình này hơi phức tạp, cần có gia nhiệt, sau đó được ủ 650°C đến 760°C và làm nguội thì mới đạt được độ cứng mong muốn.

Chống ăn mòn

Inox 410 có khả năng chống ăn mòn nhẹ, tốt hơn inox 201 nhưng yếu hơn so với inox 304. Nếu như inox 304 chống ăn mòn tuyệt vời (thấp hơn inox 316), thì inox 410 chỉ phát huy ưu điểm này tốt nhất ở môi trường ít khắc nghiệt hoặc đòi hỏi khả năng chống ăn mòn từ nhẹ đến trung bình.

Lý do dẫn đến việc này là do thành tố Crom có trong inox 410 cao nhất chỉ 13.5% trong khi tỉ lệ Crom trong inox 304 chiếm tới 17%-20%. Tuy nhiên, so với inox 201, độ chống ăn mòn của inox 410 cao hơn do được tôi trong qua trình làm cứng.

Tham khao thêm: So Sánh Inox 304 Và 430 Loại Nào Tốt Hơn!

Từ tính

Inox 410 có tính từ. Giống như inox 430, đây là một trong những đặc điểm đặc trưng nhất của inox 410.

Khả năng chịu nhiệt

Khả năng chịu nhiệt của inox 410 cao đến 650oC.  Nhưng trong suốt quá trình nhiệt độ tăng, ở những khoảng nhiệt độ nhất định (400°C-580°C), các tính chất của inox 410 có thể thay đổi (giảm).

Khả năng gia công, định hình

Inox 410 có thể được gia công đa dạng cắt, uốn, định hình… Đặc biệt, loại inox này có thể hàn được bằng kĩ thuật hàn cơ bản.

Tuy nhiên, để kết quả hàn được lý tưởng và đạt hiệu suất mong muốn nhất, inox 410 cần được gia nhiệt trong khoảng 150°C-260°C. Việc này giúp giảm tối đa nguy cơ rạn nứt trên bề mặt inox.

So sánh inox 410 với các loại inox khác

Chống ăn mòn Cao hơn Inox 201, thấp hơn inox 304
Độ bền Thấp hơn inox 304. Độ cứng tăng khi có gia nhiệt.
Khả năng tạo hình Có thể tạo hình, gia công bằng kĩ thuật cơ bản. Nhưng trong khi inox khác có thể dễ gia công hơn, inox 410 cần kèm theo gia nhiệt thì hiệu suất mới đạt tối ưu.
Độ phổ biến Ứng dụng ở một số lĩnh vực không đòi hỏi chống ăn mòn cao, trong khi inox 304 được ứng dụng rộng rãi hơn cả.
Giá thành Thấp hơn so với 304
Tính nhiễm từ Có từ tính giống như inox 430. Trong khi inox 201 và inox 304 không (hoặc ít) nhiễm từ.

Lý do tại sao inox 410 ít được ưa chuộng?

Mặc dù sở hữu những ưu điểm đặc trưng của thép không gỉ, nhưng so với những mác inox khác thì sự ưa chuộng đối với chúng thấp hơn bởi những lý do điển hình sau:

Nguyên nhân đến từ khả năng kháng ăn mòn thấp hơn. Người ta sử dụng inox nhiều cho mục đích chống oxy hóa. Tuy nhiên, inox 410 chỉ đáp ứng được ở mức độ nhẹ. Do đó, phạm vi ứng dụng của chúng khá đặc thù và cũng bị thu hẹp hơn so với những mác khác.

Đối những quốc gia có thời tiết khắc nghiệt như gần biển hoặc những môi trường có tính axit mạnh, chất hóa học phức tạp, người ta thường dùng các loại inox khác như 304 để đảm bảo hiệu sử dụng hơn, mà giá thành cũng chỉ cao hơn một chút.

Nguyên nhân thứ hai, inox 410 tuy an toàn, giá rẻ nhưng chúng dễ bị trầy xước trên bề mặt hơn so với những mác inox khác. Sau một thời gian sử dụng, chúng dễ bị ố vàng, gây mất thẫm mỹ. Quy trình vệ sinh, bảo dưỡng cũng cần được thực hiện với tần suất thường xuyên hơn.

Nguyên nhân khác đến từ khả năng gia công. Khi sử dụng inox 410, để hiệu quả gia công hơn, một số công đoạn inox 410 cần được gia nhiệt. Vì thế, chúng mất thời gian cũng như nhân lực hơn, trong khi inox 304 có thể đáp ứng tốt.

Tham khảo thêm: Inox 430 Là Gì? Chất Lượng Như Thế Nào? Có Bị Gỉ Không?

Ứng dụng phổ biến của inox 410

Vì khả năng từ tính đặc trưng của mình, cùng với inox 430, inox 410 được sử dụng rộng rãi nhất trong sản xuất những nồi chuyên dụng nấu trên bếp từ. Ngoài ra, vì chúng có trọng lượng nhẹ và an toàn nên cũng thường được dùng để làm dụng cụ ăn như muỗng, đũa, vá, rổ, dao…

Inox 410 được sử dụng trong môi trường ăn mòn nhẹ và được dùng để làm ốc vít, vít tự khoan, phụ kiện… đặc biệt là sản phẩm inox tấm ứng dụng trong các bộ phận nhỏ trong xe ô tô, máy kéo, các bộ phận hóa dầu, khuôn dập…

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *