Nhôm Định Hình Công Nghiệp: Ứng Dụng Ra Sao?

 

Những hệ nhôm định hình luôn khẳng định được vị thế của mình khi được ứng dụng trong những công trình kiến trúc khác nhau và những ngành khác.

Quá trình sản xuất và gia công đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những thanh nhôm định hình công nghiệp chất lượng và thành phẩm ứng dụng trong thực tế.

Quy trình sản xuất nhôm định hình công nghiệp

Để tạo nên thanh nhôm chất lượng, việc đảm bảo nguyên liệu đầu vào và nung chảy hợp kim theo tiêu chuẩn là điều vô cùng quan trọng. Những nhà máy sản xuất nhôm thông thường sẽ sử dụng nhôm phế liệu để tái chế, điều đó ảnh hưởng đến thành phẩm và quá trình sử dụng của thanh nhôm sau này.

Nguồn nguyên liệu ngoại nhập đến từ những quốc gia có nền công nghiệp phát triển như Úc, Qatar chính là “sức mạnh” đầu vào cho quá trình đùn ép nhôm.

Quy trình sản xuất thanh nhôm được bắt đầu lúc nhôm được nung chảy cùng với những kim loại khác tạo thành hợp kim và đúc thành Billet. Những thanh Billet dài được cắt thành những khúc nhỏ, dễ dàng cho việc đùn ép qua khuôn.

Khuôn và Billet được hấp nóng ở một nhiệt độ nhất định để tạo độ giãn nở trong quá trình tạo hình thanh nhôm. Nhôm được đùn qua khuôn, sau đó, hệ thống làm mát sẽ hoạt động giúp thanh nhôm nguội đi nhanh chóng và bước vào công đoạn ủ, tôi cứng nhôm thô.

Nhôm được xử lý bề mặt theo công nghệ anode là nhôm thô, chưa được xử lý hay tạo màu. Xử lý bề mặt dạng thẳng đứng là một trong nhiều điểm nổi bật của nhà máy vì đảm bảo thanh nhôm được xử lý một cách tối ưu nhất, bề mặt được bao phủ toàn diện.

Sau khi thanh nhôm được móc vào thanh đồng sẽ được xử lý qua nhiều bước khác nhau.

Tiền xử lý

Profile nhôm được móc và xử lý theo dạng thẳng đứng để đảm bảo bụi bẩn, lớp dầu còn sót lại trên bề mặt được gột rửa hoàn toàn, chuẩn bị cho quá trình điện phân trong bể axit.

Tham khảo thêm: Anode Nhôm: Công Nghệ Tiên Tiến Ngành Xây Dựng

 

Điện phân

Trong bể hóa chất được dùng để điện phân mang điện tích âm, thanh nhôm được gắn điện tích dương và cho dòng điện chạy qua để tạo nên phản ứng tạo thành lớp oxit nhôm. Lớp nhôm oxit hay còn được gọi là lớp Anod bao bọc thanh nhôm, mang đến sự hoàn thiện cho bề mặt.

Tạo màu

Nhà máy Hondalex tiên phong trong việc tạo màu thanh nhôm bằng kim loại Niken. Lớp nhôm Anod sau khi hình thành trên bề mặt sẽ để lại những lỗ nhỏ li ti (theo kích thước nano), Niken sẽ bám vào những lỗ nhỏ này vừa tạo liên kết chắc chắn, vừa tạo màu cho thanh nhôm.

Độ phủ của Niken sẽ ảnh hưởng đến màu sắc thanh nhôm. Niken bám dày đồng nghĩa với việc thanh nhôm có màu đậm và ngược lại. Đây là công nghệ phủ màu hiện đại, được đầu tư công phu nên an toàn cho người sử dụng và môi trường sống xung quanh

Phủ ED

ED là lớp phủ ngoài cùng của thanh nhôm để bảo vệ bề mặt và lớp anod bên trong. Công nghệ này được nghiên cứu, phát triển bởi những chuyên gia hàng đầu Nhật Bản; Mang đến những giải pháp bảo vệ công trình tối ưu, bảo vệ thanh nhôm khỏi những tác động từ bên ngoài như axit, hoa chất, xi măng, môi trường kiềm, muối biển, phù hợp với mọi không gian. Lớp ED này có 2 loại, ED bóng (Tuyaari) và ED mờ (Tuyakeshi).

Hầu hết những nhà máy sản xuất nhôm hiện nay đều xử lý bề mặt theo phương ngang. Phương pháp này, không cần đầu tư quá nhiều chi phí và có thể đáp ứng nhanh cho những đơn hàng gấp nhưng số lượng ít . Tuy nhiên, bề mặt nhôm sẽ không được phủ đều lớp oxit, ED dẫn đến tình trạng cong vênh, mất tính thẩm mỹ.

Nguyên nhân chính được cho là sau một thời gian sử dụng, 2 đầu dẫn điện bị nhúng trực tiếp xuống bể có độ sâu khoảng 2m sẽ bị oxi hóa, làm giảm hiệu suất dẫn điện. Đồng thời, những thanh nhôm khi xử lý bề mặt sẽ xếp chồng lên nhau, độ bao phủ không đều, chất lượng không được đảm bảo.

Đối với phương pháp xử lý bề mặt dạng thẳng đứng, thanh nhôm được móc vào 1 đầu bằng móc đồng bên ngoài bể, không bị oxi hóa, đảm bảo độ dẫn điện tốt, làm tăng công suất trong quá trình xử lý. Hệ thống máy móc tự động hóa giúp cho bề mặt thanh nhôm được bao phủ đều và ổn định hơn.

Quá trình ủ giúp nhôm trung hòa những thành phần hóa học, phản ứng đã diễn ra và tôi cứng thanh nhôm trong điều kiện thích hợp.

Ưu điểm nhôm định hình công nghiệp

Nhẹ và bền

Trong tự nhiên, nhôm được biết đến là kim loại nhẹ và có tính bền nên khi được ứng dụng trong các lĩnh vực như xây dựng, công nghệ sản xuất đã góp phần làm giảm trọng lượng của sản phẩm và thời gian sử dụng lâu hơn.

Cách âm, cách nhiệt

Nhôm định hình khi kết hợp với những phụ kiện đồng bộ tạo nên một hệ thống kín khít – áp dụng cho cửa, cách âm cách nhiệt, mang đến một không gian sống hoàn toàn thoải mái cho gia chủ và các thành viên trong gia đình

Tạo không gian riêng tư

Sử dụng kính phản quang hoặc kính rèm như một cách để che phủ những không gian cần sự riêng tư hoặc toàn bộ không gian của ngôi nhà, ngăn chặn sự xâm nhập của trộm, bảo vệ đồ nội thất một cách tốt hơn

Chịu lực tốt

Kết cấu thanh nhôm có nhiều điểm nổi bật được thiết kế một cách phù hợp cho độ dày của từng hệ nhôm, đảm bảo tính chắc chắn cho từng công trình được lắp đặt. Các khoang rỗng, gân tăng cứng, sống gia cường hay các vách, rãnh được thiết kế đảm bảo tính chịu lực, chắc chắn cho thanh nhôm.

Đàn hồi, dễ gia công

Nhôm có tính dẻo nên dễ đàn hồi, những thanh nhôm chất lượng luôn được gia công một cách dễ dàng và tạo ra được những sản phẩm đẹp với chất lượng tốt. Khác với những loại nhôm giá rẻ, nhôm định hình công nghiệp được sản xuất và gia công bài bản luôn tạo nên một ấn tượng đặc biệt cho công trình.

Nhiều kiểu dáng và màu sắc

Màu sắc của nhôm định hình công nghiệp được quyết định bởi độ bao phủ của Niken trên bề mặt, hầu hết đều là những gam màu trung tính từ đen đến trắng, tạo nét đặc sắc, thẩm mỹ riêng cho công trình.

Không từ tính, độc hại

Được sản xuất trong một quy trình khép kín và hệ thống trang thiết bị hiện đại, hợp kim nhôm đạt chuẩn theo chứng nhận của bộ Xây Dựng, nhôm định hình công nghiệp đang dần trở thành một sản phẩm không thể thiếu khi lắp đặt, mang đến một môi trường sống trong lành cho cư dân thành phố.

Nhôm định hình công nghiệp ứng dụng ra sao?

Nhôm định hình áp dụng công nghệ hiện đại vào trong quá trình sản xuất, đảm bảo thanh nhôm sau khi xuất xưởng đạt chất lượng tốt nhất theo chuẩn kiểm soát chất lượng JIS H4100 của Nhật Bản. Đó là lý do vì sao nhôm của chúng tôi được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau hiện nay.

Từ những lĩnh vực phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày như đồ gia dụng, đến ngành công nghệ cao như hàng không vũ trụ, đều sử dụng nhôm như một vật liệu không thể thiếu.

Bên cạnh đó, nhôm còn được ứng dụng trong một số lĩnh vực sau:

  • Trong công nghiệp, nhôm được sử dụng để làm khung máy, thùng xe tải, thanh tản nhiệt…
  • Trong hàng tiêu dùng, nhôm được sử dụng để gia công thành thang, sản phẩm nội thất và ngoại thất như hàng rào, tủ kệ, bàn ghế và nhiều thiết bị khác.
  • Trong kiến trúc xây dựng, nhôm được gia công để làm cửa sổ, cửa đi, mái hiên, vách ngăn, mặt dựng, thành phần dùng cho nhà lắp ghép, nhà để xe…

Trong công nghệ, nhôm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, nhưng chú trọng nhất vẫn là trạm thu phí đậu xe, linh kiện cho tàu cao tốc, linh kiện xe tải, chân đế cho tấm năng lượng mặt trời, thiết bị y tế, camera AI cho đường sắt…

Tham khảo thêm: Ưu Điểm Của Nẹp Inox 304 Trong Trang Trí Nội Thất

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *