Trên thị trường inox dân dụng hiện nay phổ biến hai mác inox thông dụng là SUS 201 và SUS 304 với thông tin mặc định là inox SUS 201 hút nam châm nhẹ và chậm gỉ, còn inox SUS 304 không hút nam châm và không gỉ, những thông tin trên đã đúng hay chưa?
Với thông tin mặc định là inox SUS 201 hút nam châm nhẹ và chậm gỉ, còn inox SUS 304 không hút nam châm và không gỉ, những thông tin trên đã đúng hay chưa?
Để hiểu rõ hơn về hai tính chất cơ bản trên của inox ta cần tìm hiểu xem đặc tính không hút nam châm (nhiễm từ tính) và không gỉ (khả năng chống oxy hóa và ăn mòn hóa học) của inox từ đâu mà có.
Đầu tiên ta tìm hiểu về thành phần hóa học của inox SUS 201 và SUS 304
Thành phần hóa học của inox SUS 201 và SUS 304 % (theo trọng lượng) theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS
Mác thép | C | Si | Mn | P | S | Cr | Ni | Mo | Nguyên tố khác |
SUS 201 | ≤ 0.15 | ≤ 1 | 5.5 – 7.5 | ≤ 0.06 | ≤ 0.03 | 16 – 18 | 3.5 – 5.5 | – | ≤ 0.25 |
SUS 304 | ≤ 0.08 | ≤ 1 | ≤ 2 | ≤ 0.045 | ≤ 0.03 | 18 – 20 | 8 – 10.5 | – | – |
Khả năng chịu ăn mòn ( chống gỉ) của inox chủ yếu là do tỉ lệ % Cr, Ni, Mo đem lại. Khi Crôm (Niken) trong hợp kim thép tiếp xúc với không khí thì một lớp Crom III oxit ( Niken oxit) rất mỏng xuất hiện trên bề mặt vật liệu, lớp này mỏng đến mức không thể thấy bằng mắt thường, có nghĩa là bề mặt kim loại vẫn sáng bóng. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn không tác dụng với nước và không khí nên bảo vệ được lớp thép bên dưới . Mô-lip-đen (Mo) làm cho thép không gỉ có khả năng chịu ăn mòn cao hơn trong môi trường axit.
Tham khảo thêm: DÙNG INOX NÀO GIA CÔNG TỐT?
Phân loại thép không gỉ (inox) theo tổ chức pha
Theo tổ chức pha (kiểu mạng tinh thể ) inox được chia thành 4 loại sau:
- Thép không gỉ hai pha ( duplex) là loại có 0.1-0.4% C và 13%Cr với tổ chức hai pha là ferit ( hòa tan Cr cao) và các bít Cr.
- Thép không gỉ một pha ferit là loại thép có một pha ferit với 13% Cr và C<0.08% hoặc với 0.1-0.2 % C nhưng với 17-25% Cr.
- Thép không gỉ một pha Austenite là loại thép chứa Cr cao ( 16-18% Cr) và cả Ni cao ( >6% Ni), nó còn có tên gọi thép họ 18-8 (Cr > 18% và Ni >8%).
- Thép không gỉ bền hóa tiết pha là thép có thành phần và tổ chức gần với họ Austenite nhưng hàm lượng Cr và Ni thấp hơn một chút nhưng lại có thêm Al, Cu, Mo và tổ chức Austenite không thật ổn định.
Nhóm thép khổng gỉ với pha | Từ tính (hút nam châm) | Chịu ăn mòn |
Austenite | Không | Cao |
Ferit | Có | Trung bình |
Duplex | Có | Rất cao |
Bền hóa tiết pha | Có | Trung bình |
Khả năng nhiễm từ tính là do kiểu sắp xếp mạng tinh thể inox (tổ chức pha) quyết định.
Dựa vào thành phần hóa học và cách phân loại nhóm thép ta thấy SUS 304 thuộc nhóm Thép không gỉ một pha Ôstenit và SUS 201 thuộc nhóm Thép không gỉ một pha ferit.
Như vậy “ Inox 201 hút nam châm nhẹ và chậm gỉ, còn inox SUS 304 không hút nam châm và không gỉ” là đúng nhưng chưa đủ vì. Các tính chất trên chỉ đúng với phôi inox vừa ra khỏi nhà máy luyện kim được xử lý đúng theo các quy trình để đạt được tổ chức thép như mong muốn. Sản phẩm inox đến tay người tiêu dung phải qua nhiều công đoạn gia công như cán, lốc, gấp, mài , hàn … những tác động nhiệt và tác động cơ học trong quá trình gia công nếu không được xử lý (thường là xử lý nhiệt) sẽ làm cho tổ chức pha Ôstenit của inox SUS 304 thay đổi dẫn đến khả năng inox SUS 304 bị nhiễm từ tính trở lại nên inox SUS 304 vẫn bị nam châm hút nhưng khả năng chống ăn mòn (chống gỉ) của inox SUS 304 thì vẫn còn nguyên vẹn do quá trình gia công không làm thay đổi Thành phần hóa học của inox SUS 304.
Tham khảo thêm: Inox Có Dẫn Điện Không?
Tại sao inox 304 bị hút nam châm và cách khắc phục
Nguyên nhân sản phẩm inox bị hút nam châm là do từ tính phát sinh do biến dạng lực mạnh và tập trung, Thông thường từ tính sẽ phát sinh tại các vị trí góc cạnh hoặc điểm uốn. với tấm cuộn hoặc ống inox chưa qua biến dạng sẽ không gặp trường hợp như trên. với Ống inox khi uốn cong ở một mức độ nào đó vẫn sẽ bị nhiễm từ tính.
Từ tính phát sinh ở các công đoạn gia công nguội: Cán, Xẻ, Lốc … Tại những vị trí gia công, Inox chịu rất nhiều lực tác động, bề mặt bị biến dạng, cùng với đó là mạng tinh thể tại vị trí này sẽ thay đổi nên sinh ra từ tính. Hiện tượng này sẽ giảm dần theo thời gian.
Với sản phẩm ống hộp trang trí hiện tại thì sản phẩm hộp sẽ có hiện tượng nhiễm từ nhẹ và tập trung ở góc cạnh bởi góc cạnh chính là nơi chịu nhiều lực và biến dạng nhiều nhất, sản phẩm hộp càng dầy càng nhỏ thì từ tính phát sinh càng lớn.
Với sản phẩm tròn do không có góc cạnh nên lực phân bố đều trên Inox nên rất khó để phát sinh từ tính.
Trong quá trình gia công phát sinh từ tính và ở trạng thái bình thường thì dòng Austenite không phát sinh từ tính nhưng sau khi cán nguội thì lớp bề mặt bị biến dạng chuyển sang pha Martenite nên xuất hiện từ tính nhẹ. Dòng Austenits siêu bền nên cũng có khả năng nhiễm từ nhẹ.
Kết luận: Như Vậy Sản Phẩm Thép Không Gỉ Mà Sử Dụng Nam Châm Bị Hút Ở Các Điểm Góc, Cạnh, Điểm Uốn Biến Dạng Nguội Là Hoàn Toàn Bình Thường, Từ Tính Này Sinh Ra Và Sẽ Mất Đi Theo Thời Gian, Không Ảnh Hưởng Tới Chất Lượng Sản Phẩm Thép