Crom một kim loại phổ biến và góp phần to lớn vào nền phát triển nhân loại nhưng lại rất ít người biết đến. Vậy crom có những tính chất gì? tại sao nó là kim loại cứng nhất và có tính ứng dụng cao. Hãy cùng INOXTPHCM tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
Crom là gì?
Crom là một kim loại rất cứng có màu xám ánh bạc, bóng và khá giòn. Tên tiếng Anh là Chromium (Cr), Crom có số nguyên tử là 24 và có nhiệt độ nóng chảy khá cao ở 1907oC. Khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
Kim loại Crom với những đặc tính nổi trội nên được sử dụng làm thành phần thiết yếu bổ sung cho nhiều kim loại khác nhau như thép không gỉ, đồng nhằm mang lại những ứng dụng hữu ích cho đời sống.
Lịch sử sau những nổ lực nghiên cứu
– Kim loại Crom lần đầu tiên được phát hiện là vào thời vua Tần Thủy Hoàng, ước tính là hơn 2000 năm trước. Những thanh kiếm được bảo vệ bởi một lớp Crom sáng bóng nhằm tránh bị gỉ sét từ các tác nhân bên ngoài.
- Năm 1761, Johann Gottlob Lehmann tìm ra khoáng chất Crocoit ở núi Ural. Tuy nhiên ông nhầm lẫn nó là hợp chất của chì nên đã đặt tên cho nó là chì đỏ Siberi.
- Năm 1770, Petter Simon Pallas tiếp tục tìm ra tính chất nhuộm màu của chì đỏ Siberi.
- Năm 1797-1798, Louis Nicolas Vauquelin đã tạo ra Crom đơn chất dù nó vẫn còn lẫn tạp chất trong đó. Về sau, với phương pháp nung ôxít, ông đã tách được Crom kim loại khỏi các thành phần kết tủa khác.
- Năm 1845, Bunzen dùng phương pháp điện phân Crom Clorua đã điều chế được Crom tinh khiết lần đầu tiên.
– Kể từ thời gian đó, nó được xem là một thành phần hữu ích trong các hợp kim và được dùng trong các ngành công nghiệp nặng như cơ khí, luyện kim, hóa chất…
Tính chất hoá học của Cr
- Crom có tính khử và tính oxy hóa.
- Nó tác dụng được với phi kim. Ở nhiệt độ môi trường Crom dễ dàng tạo thành một màng ôxít mỏng giúp bảo vệ bề mặt của kim loại. Chính nhờ màng ôxít này mà Crom có tính năng kháng nước.
- Khi tác dụng với axít loãng Crom tạo ra muối và có thể khử được Hidro.
Tính chất vật lý của Cr
- Crom là kim loại có màu xám ánh bạc trong khi hợp chất của nó thì có màu khác như lục, đỏ thẫm, vàng, cam.
- Độ cứng cao, được xem là cứng nhất trong các kim loại.
- Crom có nhiệt độ nóng chảy rất cao, là một kim loại nặng với khối lượng riêng 7,2g/cm3. Để xem nhiệt độ nóng chảy của các kim loại phổ biến khác tại đây
Tham khảo thêm: INOX VÀ THÉP – VẬT LIỆU NÀO CỨNG HƠN?
Crom và hợp chất của Crom
- Crom(III) oxit (Cr2O3): Cứng, màu lục thẫm, không tan trong nước nhưng có thể tan trong axit và kiềm đặc
- Crom(III) hiđroxit (Cr(OH)3): Cứng, màu xám xanh lục, không tan trong nước nhưng có thể tan trong axit và kiềm đặc
- Crom(VI) oxit (CrO3): Cứng, màu đỏ thẫm, kết hợp với nước tạo thành dung dịch axit. Hợp chất crom này có tính oxi hóa cao.
- Muối crom(VI) (cromat hoặc đicromat): Có màu vàng (cromat CrO42-) và màu cam (Cr2O72-), tính oxi hóa mạnh và tính bền cao.
Sự liên quan mật thiết với thép không gỉ
Thành phần quan trọng nhất của thép không gỉ hay inox chính là Crom. Tỉ lệ Crom chiếm khoảng trên 12%. Con số này càng cao thì khả năng chống mài mòn càng cao. Bản thân Crom khi tiếp xúc với không khí sẽ tạo thành một màng ôxít mỏng giúp bảo vệ nó khỏi bị gỉ sét và oxy hóa. Đây là tính chất đặc trưng của thép không gỉ. Có thể nói, nếu như không có Crom sẽ không có thép không gỉ ngày nay.
Thậm chí, một số loại thép không gỉ với thành phần Crom thấp hoặc các vật liệu như sắt, thép carbon, đồng… nhà sản xuất cũng mạ thêm một lớp Crom mỏng trên bề mặt nhằm tăng khả năng chống mài mòn cho sản phẩm. Ngoài ra, lớp Crom này cũng giúp cho việc vệ sinh được dễ dàng hơn, tăng tính thẩm mỹ và bề mặt kim loại được cứng hơn.
Ứng dụng to lớn trong ngành luyện kim
Crom được ứng dụng trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực của cuộc sống như:
- Ngành luyện kim: Crom được dùng để tạo nên thép không gỉ, các sản phẩm cần mạ crom.
- Ngành nhuộm: Crom và hợp chất muối Crom thường được sử dụng để nhuộm thủy tinh. Màu xanh giống như màu của lục bảo ngọc còn màu đỏ lại tương tự như hồng ngọc, vì thế, chúng thường được dùng để làm đồ trang trí, chai lọ, đồ trang sức (đá hồng ngọc tổng hợp). Kết hợp với Kali và Oxi, Crom trở thành hợp chất nhuộm màu vải vóc.
- Ngành y tế: Hợp chất Crom (III) là hoạt chất cần thiết cho người cần giảm cân hoặc mắc bệnh mãn tính như tiểu đường.
- Ngành khác: Crom và các hợp chất của nó còn được dùng trong ngành da thuộc, chế tạo các thiết bị khoan, vỏ máy móc, gạch ngói trong xây dựng, thành phần trong xăng dầu, chất tạo màu trong gốm sứ, mực… Ngoài ra, chúng kết hợp với Niken để tham gia vào chế tạo các sản phẩm yêu cầu dẫn nhiệt cao như bếp điện, bàn là…
Crom: Top kim loại cứng nhất thế giới
Điểm danh 3 kim loại cứng nhất thế giới, Crom đứng ở vị trí thứ mấy?
Tham khảo thêm: Những Thành Phần Cấu Tạo Của Inox
Top 3 – Osmi
Là kim loại có màu trắng xanh, cứng và nặng. Osmi cũng có nhiệt độ nóng chảy khá cao. Nó cũng được dùng trong các ứng dụng chống gỉ và trong y học.
Top 2 – Volfram
Là kim loại cứng thứ 2 sau Crom với độ cứng theo tháng Mohs là 7.5. Ngoài độ cứng, Volfram còn được biết đến như một kim loại có độ bền cao, tối đa có thể lên đến 1510 Megapascals. Nhiệt độ nóng chảy của nó cũng thuộc hàng top. Vậy nên, Volfram thường được ứng dụng làm dây tóc bóng đèn, phụ kiện ngành điện tử, ngành quân đội…
Top 1 – Crom
Đây được xem là kim loại cứng nhất Thế giới với độ cứng Mohs lên đến 8.5 – là thang đo về độ chống trầy xước của kim loại. Cấu trúc tinh thể dạng mạng lập phương tâm khối giúp Crom có độ cứng vượt trội. Cùng với khả năng kháng ăn mòn, nhiệt độ nóng chảy cao giúp Crom trở thành một trong những kim loại được ưu tiên nhất trong các ứng dụng cần độ cứng bền vững.
Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho quý độc giả.