Anode Nhôm: Công Nghệ Tiên Tiến Ngành Xây Dựng

Nhôm được biết đến là một kim loại bền với khả năng chống ăn mòn rất tốt trong hầu hết các môi trường khắc nghiệt.

Tuy nhiên, nhôm khi chưa được xử lý bảo vệ bề mặt thì không có khả năng chống lại môi trường ăn mòn cao. Để tạo sự bảo vệ đầy đủ cho nhôm trong các điều kiện môi trường như vậy, cần phải áp dụng phương pháp anode nhôm.

Anode nhôm là gì?

Anode nhôm sẽ tạo cho nhôm khả năng chống mài mòn cùng với các đặc tính ưu việt khác và tăng thêm độ cứng cho nhôm. Anode hóa nhôm là phương pháp làm tăng độ dày của lớp oxit hình thành trên nhôm lên 10 – 25 micromet so với lớp oxit hình thành trong điều kiện bình thường (1 – 2 micromet), đảm bảo khả năng chống lại môi trường ăn mòn cao cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Công nghệ anod hóa nhôm được thực hiện trong hồ dung dịch axit có tác dụng như chất điện phân. Thông qua điện cực và phản ứng hóa học, bề mặt thanh nhôm được phủ đều một lớp oxit. Kế thúc quá trình anode, lớp oxit nhôm đạt độ dày trong khoảng từ 8 – 25 micromet tùy thuộc vào ứng dụng của từng loại nhôm. Công thức hóa học của lớp phủ hình thành từ kết quả của quá trình anode hóa trên nhôm là Al2O3.

Tham khảo thêm: Inox Màu Là Gì? Những Ưu Điểm Và Ứng DỤng Của Inox Màu

Quy trình anode nhôm

Có hai bước tiền xử lý được thực hiện lên profile nhôm khi anode hóa.

Quy trình hóa học – Quy trình oxy hóa anode:

  • Bước 1 – Tẩy dầu:Mục đích của việc tẩy dầu là để loại bỏ các chất bẩn, dầu và vệt bám trên bề mặt profile.
  • Bước 2 – Trung hòa:Đây là một quá trình ngâm axit được sử dụng để loại bỏ các chất còn sót lại như Fe, Si ở bề mặt sản phẩm.
  • Bước 3 – Tạo lớp phủ anode hóa:Dùng axit sulfuric và quá trình điện phân để tạo lớp phủ oxit lên bề mặt nhôm, tốc độ hình thành lớp phủ là 0,5 micromet mỗi phút.
  • Bước 4 – Tạo màu:Sau quá trình anode, bề mặt nhôm hình thành một lớp bảo vệ có cấu trúc xốp. Thanh nhôm sau đó được tạo màu bằng phương pháp điện phân kim loại niken. Trong quá trình điện phân, phân tử niken bám lên bề mặt nhôm, lấp đầy bề mặt và tạo màu cho thanh nhôm. Phương pháp này giúp thanh nhôm bền màu và giữ được đặc tính màu của kim loại.
  • Bước 5 – Niêm phong:Niêm phong là bước cuối cùng của quá trình anode hóa và áp dụng lên bề mặt nhôm để nhôm tự đóng các lỗ li ti để tạo ra tính kháng hóa chất và môi trường ăn mòn cao. Nhiệt độ, độ tinh khiết và độ sạch của nước được sử dụng trong quy trình anode nhôm và sự phù hợp của các tác nhân hóa học (nếu được sử dụng trong đó) là các thông số cần được xem xét trong quá trình này. Các bộ phận còn lại để sấy khô sau khi sửa chữa để kết thúc quá trình anot hóa nhôm.

Các bước xử lý sau anode nhôm

– Phủ ED: Lớp phủ ED tạo lớp bảo vệ cho bề mặt nhôm giúp bề mặt nhôm bóng hoặc mờ theo từng yêu cầu mỹ thuật của công trình. Tăng tính bảo vệ cho màu nhôm, độ bền lên đến hơn 50 năm.

Ưu điểm của nhôm được xử lý anode hóa

Nhôm được xử lý anode hóa tăng cường các đặc tính có lợi của nhôm theo nhiều cách:

  • Độ bền:Vì các sản phẩm nhôm được anode hóa có lớp bảo vệ, chúng có khả năng chống mòn cao hơn nhôm được xử lý thông thường.
  • Độ hoàn thiện:Quá trình này tạo ra một sản phẩm thẩm mỹ hơn, với vẻ ngoài rõ ràng, sắc sảo.
  • Bền màu:Lớp hoàn thiện màu được thêm vào nhôm anode hóa bền hơn do bề mặt thu được nhiều chất dính và chất xốp hơn trong quá trình anode hóa.
  • Độ cứng:Bề mặt nhôm anode hóa cứng hơn nhôm nguyên chất.

Nhà máy chúng tôi với công nghệ Nhật Bản, quy trình anode hóa nhôm thẳng đứng và tự động, đem đến cho khách hàng những dòng sản phẩm nhôm cao cấp, chất lượng tốt nhất.

Tham khảo thêm: Inox Mạ Vàng Là Gì Và Các Sản Phẩm Phổ Biến Trên Thị Trường

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *