Nhôm Định Hình: Chức Năng, Đặc Điểm Và Ứng Dụng

Nhôm định hình có nhiều chức năng và được ứng dụng rộng rãi trong những lĩnh vực khác nhau trong đời sống hiện nay. Sự đa dạng về mặt kết cấu và màu sắc đã tạo nên một ấn tượng hoàn toàn mới cho nhiều khách hàng hiện nay.

Bên cạnh đó, sự phát triển không ngừng nghỉ của các thương hiệu nhôm định hình trên cả nước với những sắc thái và đặc điểm khác nhau làm tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường.

Nhôm định hình là gì?

Nhôm thanh định hình được sản xuất trong một quy trình khép kín, xử lý bề mặt nhằm nâng cao khả năng chống chịu của nhôm định hình so với nhôm thường trong tự nhiên. Nếu xét về mặt kết cấu thì mỗi thương hiệu lại có những công nghệ áp dụng khác nhau nên ưu điểm cũng hoàn toàn không giống nhau.

Ví dụ như nhôm thanh định hình Hondalex của Long Vân được sản xuất theo tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng của Nhật Bản JIS H4100, Hoa Kỳ ASTM B211M và thế giới ISO 9001:2015. Để đáp ứng đúng những tiêu chuẩn đó, cả hệ thống và quy trình thực hiện đều phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt để chất lượng nhôm định hình được đảm bảo sau quá trình ứng dụng trong thực tiễn.

Những kim loại được sử dụng để tạo nên hợp kim nhôm, sử dụng trong quá trình đùn ép theo một tỉ lệ nhất định tạo nên những đặc tính cơ học về độ bền, độ cứng, độ giãn cũng như màng Anode và Anode ED cho thanh nhôm.

Các loại nhôm định hình

Nhôm định hình 10×10

Tuy có kích thước nhỏ so với hầu hết những loại nhôm định hình khác, nhưng chính nhờ vào thiết kế nhỏ gọn đó mà thanh nhôm có kích thước 10×10 dễ dàng gia công và lắp đặt  trong những công trình hiện nay. Sự phổ biến cũng như ưu điểm của loại nhôm này dựa vào độ cứng ổn định nhưng dễ uốn cong trong những trường hợp cần thiết.

Nhôm định hình 20×20

Nhôm định hình 20×20 sử dụng hợp kim nhôm 6063 T5 thường được sử dụng để tạo nên băng tải nhỏ chịu được khối lượng thấp, khung cửa lưới và rất nhiều sản phẩm trong các ngành nghề khác.

Nhôm định hình 20×40

Nhôm định hình chia ra thành nhiều loại khác nhau và cũng có những kích thước khác nhau để phù hợp cho từng lĩnh vực được áp dụng. Với kích thước nhôm định hình 20×40, đây là loại được sử dụng một cách phổ biến nhất với chức năng chính là làm phần khung chịu lực một cách đối đa cho khung máy, trong băng tải công nghiệp…

Nhôm định hình 30×30

Đối với nhôm định hình 30×30, loại nhôm này được sử dụng đa dạng trong các ngành nghề từ dân dụng đến công nghiệp hiện đại bao gồm cả xây dựng nhờ những ưu điểm vượt trội như chịu được tải trọng lớn, dễ dàng kết hợp trong quá trình lắp ráp và thời gian sử dụng lâu dài.

Nhôm định hình 40×80

Những loại nhôm thanh có kết cấu lớn thường có khả năng chịu lực một cách tốt hơn, kích thước nhôm định hình 40×80 thì thường được sử dụng cho phần chân đế cho tấm năng lượng mặt trời, khung máy hoặc máy trợ thở… đảm bảo tính ổn định cho sự vận hành của máy móc và thiết bị.

Nhôm định hình 45×45

Để thay thế cho nhôm thanh có kích thước 40×40 và 50×50, các kỹ sư trong ngành đã phát triển dòng nhôm định hình 45×45 để đáp ứng nhu cầu về việc ứng dụng ngày càng phát triển. Được thiết kế tương đồng có với kích thước của hai dòng nhôm nên việc sử dụng 45×45 ngày càng trở nên rộng rãi trong gia công khung chịu lực cho khung máy và những ngành nghề khác hiện nay.

Nhôm định hình 50×50

Nhôm định hình 50×50 có kích thước gần như tương đồng với 45×45, nhưng vẫn thay thế được cho dòng nhôm có kích thước 60×60. Sự đa năng trong quá trình sử dụng và gia công cho các khung máy công nghiệp, dân dụng, bàn thao tác…đã mang đến thêm nhiều sự lựa chọn cho người sử dụng.

Nhôm định hình 50×100

Cùng một loại nhôm, nhưng chính sự khác biệt về kích thước và công năng sử dụng đã tạo nên sự đa dạng trong việc ứng dụng khác nhau trong đời sống hàng ngày. Dòng nhôm định hình 50×100 rất thích hợp trong việc làm giảm thiểu sự rung lắc, khả năng chịu sự mài mòn cao khi vận hành máy móc và thiết bị.

Nhôm định hình 60×60

Nhôm định hình 60×60 có lẽ là dòng nhôm được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường nhờ khả năng ứng dụng rộng rãi và chịu lực tốt. Kết hợp cùng mác nhôm 6063 – T5 phù hợp cho việc xây dựng cũng như thể hiện trong các bản vẽ kỹ thuật cũng như quá trình sản xuất là lắp đặt của các nhà máy sản xuất nhôm hiện nay.

Nhôm định hình 80×80

Sự phù hợp trong cách thức sử dụng và lắp đặt chính là tiền đề đầu tiên trong việc lựa chọn kích thước nhôm định hình trong thực tiễn. Nắm bắt nhu cầu đó, những nhà máy sản xuất đã không ngừng phát triển những dòng nhôm khác nhau. Kích thước nhôm định hình 80×80 có cùng tính chất và ứng dụng so với những dòng nhôm đã được Long Vân đề cập phia trên

Nhôm định hình nào chất lượng tốt nhất?

Thị trường nhôm định hình ngày càng phát triển nhờ sự thành lập của các thương hiệu nhôm mới và sự đầu tư của những thương hiệu nhôm lâu năm với chung một mục đích mang lại giá trị sử dụng tốt nhất cho khách hàng. Không nằm ngoài cuộc đua đó, những thanh nhôm Hondalex chất lượng của Long Vân được sản xuất trong một quy trình nghiêm ngặt và đúng chuẩn.

Tại nhà máy sản xuất nhôm Hondalex, những kim loại như sắt, mangan, magiê, titan được nung chảy cùng với nhôm để tạo thành hợp kim 6005, 6063, 6061 theo một tỉ lệ nhất định. Sau quá trình đùn ép và xử lý bề mặt, những sản phẩm nhôm Hondalex được chính phủ Nhật Bản tin tưởng lựa chọn cho những dự án năng lượng mặt trời trên toàn nước Nhật.

Tập đoàn Công Nghiệp Honda Metal Industries được thành lập cách đây hơn 65 năm (1954). Tuy nhiên khi phát triển tại thị trường Việt Nam, tập đoàn đã liên doanh với công ty Long Vân NTV để cho ra đời nhà máy liên doanh Hondalex.

Đây là nhà máy thứ 6 của tập đoàn Honda Metal Industries, nhưng là đầu tiên ở Việt Nam với diện tích nhà máy lên đến 40.000 mét vuông và tổng vốn đầu tư ban đầu là 25 triệu đô la Mỹ.

Từ khi được thành lập vào tháng 04 năm 2005 và bắt đầu đi vào sản xuất năm 2007, chúng tôi đã từng bước chinh phục thị trường trong nước và cả quốc tế với những thanh nhôm định hình chất lượng, có độ bền cao, dễ thi công lắp đặt, đa dạng mẫu mã.

Hiện nay nhôm của chúng tôi được xuất khẩu nhiều nước trên thế giới trong đó có Nhật Bản, Hoa Kỳ, các nước Bắc Mỹ …

Các kỹ sư và chuyên gia đầu ngành của Long Vân luôn nghiên cứu và phát triển những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nếu hệ nhôm LV50 phù hợp về giá cả, nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng thì hệ LV150 tạo nên sự sang trọng, tinh tế cho không gian; Trong khi đó, hệ LV56 và LV60 là hệ nhôm phổ thông được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là xây dựng.

Công suất hiện tại của nhà máy là 1000 tấn/ tháng, đối việc việc đúc thanh nhôm có công suất 500 tấn/ tháng. Máy ép có công suất khác nhau tùy thuộc vào kích thước của từng loại máy

5.5 inch (1250 tấn) – 4.0 inch (690 tấn)

7.0 inch (1800 tấn) – 8.0 inch (2500 tấn)

Tham khảo thêm: Anode Nhôm: Công Nghệ Tiên Tiến Ngành Xây Dựng

Ưu điểm nhôm định hình Hondalex

Trong những năm qua, nhôm thanh định hình không chỉ chứng minh năng lực của mình thông qua các công trình hoàn thiện, mà còn trở thành vật liệu không thể thiếu cho những lối kiến trúc đặc trưng hiện nay.

Sự cải tiến công nghệ qua những năm tháng hình thành và phát triển đã mang đến những sản phẩm chất lượng. Quá trình nghiên cứu và phát triển những dòng nhôm mới tại Long Vân luôn phải đáp ứng những tiêu chí đề ra như phù hợp với thị trường, dễ ứng dụng trong thực tế, thiết kế bền đẹp và phù hợp với nhiều công trình khác nhau. Những thanh nhôm trước khi được đưa ra thị trường phải được kiểm nghiệm tại nhà máy để đảm bảo chắc chắn.

Sự phân bố rộng khắp các tỉnh thành của nhôm Hondalex mang đến sự lựa chọn nhanh chóng hơn dành cho người tiêu dùng.

Để tạo nên một thương hiệu, sản phẩm chất lượng chính là yêu cầu đầu tiên. Tại nhà máy sản xuất nhôm Hondalex nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn từ các nước có nền công nghiệp phát triển như Qatar, Úc.  Ba loại hợp kim nhôm (A6005S-T5, A6061S-T6, A6063S-T5) có độ dày của lớp nhôm oxit giống nhau, từ 8 đến 25 micromet. Đây cũng chính là độ dày tiêu chuẩn của màng anod hiện nay.

Quá trình sản xuất thanh nhôm cũng như xử lý bề mặt thanh nhôm đều được thực hiện tại nhà máy Hondalex. Dưới sự quản lý của những chuyên gia hàng đầu Nhật Bản kết hợp với kỹ sư Việt Nam tạo nên kết cấu vững chắc.

Là nhà máy tiên phong sử dụng kim loại Niken vào trong việc tạo màu cho thanh nhôm và áp dụng những công nghệ khác để bảo vệ thanh nhôm khỏi những tác động của mưa axit, hóa chất, sự ăn mòn của xi măng, quá trình oxi hóa bề mặt…, Hondalex đã dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thông qua những công nghệ được sử dụng.

Trong hồ điện phân, phản ứng giữa nhôm và bể hóa chất khi có dòng điện chạy qua tạo nên lớp nhôm oxit bao bọc bên ngoài – màng Anod. Cả quá trình này được xử lý theo tiêu chuẩn JIS H8601.

ED là lớp bao phủ ngoài cùng bảo vệ thanh nhôm được xử lý theo tiêu chuẩn JIS H8602 (Nhật Bản), lớp ED này chính là bằng chứng cho những sáng kiến tiêu biểu được ứng dụng trong sản xuất của các chuyên gia. Tuyakeshi (lớp ED mờ) và Tuyaari (lớp ED bóng) là thành phẩm cho quá trình nghiên cứu này.

Cũng giống như lớp Anod, lớp ED có tiêu chuẩn chung về độ dày để đảm bảo tính chắc chắn trong khoảng từ 15 đến 35 micromet.

Cả quá trình xử lý được thực hiện theo phương thẳng đứng, mọi bề mặt, góc cạnh đều được bao phủ lớp Anod và ED. Theo đó, thanh nhôm được móc vào 1 đầu bằng móc đồng bên ngoài bể, không bị oxi hóa, đảm bảo độ dẫn điện tốt, làm tăng công suất trong quá trình xử lý.

Tiêu chuẩn nhôm định hình Hondalex

Chính vì nhờ vào những kỹ thuật tiên tiến đó, những sản phẩm của Hondalex được chứng nhận và kiểm nghiệm bởi những tiêu chuẩn Nhật Bản và hoa Kỳ. Tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng JIS H4100 (Nhật Bản), ASTM B211M (Hoa Kỳ) và quốc tế ISO 9001:2015. Toàn bộ quy trình xử lý bề mặt được thực hiện theo JIS H8601 cho lớp Anode và JIS H8602 cho lớp ED.

Những công trình như Gigamall Thủ Đức, trung tâm văn hóa quận Gò Vấp, trụ sở UBND tỉnh Cà Mau, bệnh viện đa khoa huyện Cần Giuộc, tòa nhà Savico Tower, bệnh viện đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long, trường đại học Y Dược Cần Thơ… đều mang dấu ấn của thanh nhôm định hình Hondalex.

Ứng dụng nhôm định hình Hondalex

Trong ngành công nghiệp

Nhôm định hình có những tính chất riêng để đáp ứng những yêu cầu khác nhau và ứng dụng trong những lĩnh vực khác nhau.

  • Tính dẫn điện tốt giúp nhôm được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất ô tô và công nghiệp điện;
  • Tính nhẹ và bền giúp tiết kiệm nhiên liệu, vận hành máy móc trơn tru giúp nhôm ghi dấu ấn đậm nét trong ngành hàng không, vận tải.

Trong ngành xây dựng, kiến trúc

Nhôm được gia công để tạo nên mặt dựng, vách ngăn, cửa đi, cửa sổ, lam xoay được sử dụng trong những công trình xây dựng hiện nay. Sự hài hòa trong những đường nét thiết kế hiện đại và cấu trúc vững chắc của nhôm luôn là điểm nhấn ấn tượng cho mỗi công trình.

Những sản phẩm nhôm kính mang đến sự hiện đại thông qua quá trình thiết kế và sản xuất. Những thanh nhôm kết hợp với kính được đặt trên những bức tường lớn tạo ra sự mạnh mẽ không những khỏa lấp đi sự cứng nhắc của bê tông, mà còn mang lại một hơi thở mới cho những công trình mang kiểu kiến trúc sang trọng, ấn tượng.

Nếu mặt dựng là biểu tượng của sự mạnh mẽ, sang trọng thì vách ngăn và mặt dựng đã mở đã mở ra một định nghĩa khác về công năng sử dụng của một sản phẩm đơn thuần.

Trong ngành gia dụng

Việc khai thác tính chất vật lý của nhôm nhôm như bền, nhẹ, trao đổi nhiệt tốt, chống ăn mòn, tạo ra những hình khối khác nhau là vật liệu tuyệt hảo làm nên thiết bị nhà bếp như nồi, xoong, chảo, lò vi sóng, lò nướng…

Những sản phẩm gia dụng được làm từ nhôm luôn có tuổi thọ cao hơn, không bị oxi hóa tạo ra những vệt ố đen trên bề mặt so với những loại vật liệu khác.

Trong lĩnh vực nội – ngoại thất và công nghệ

Thanh nhôm định hình được sử dụng để gia công nên chân đế cho tấm năng lượng mặt trời, hàng rào và các thiết bị gia dụng khác như hàng rào, mái hiên…
Ngoài ra, vì những thanh nhôm luôn duy trì được độ bền và đẹp theo thời gian nên những lĩnh vực ứng dụng đang dần được mở rộng ở những ngành nghề khác nhau, phục vụ cho đời sống.

Tham khảo thêm: Ứng Dụng Của Inox Trong Trang Trí Nội Thất – Ngoại Thất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *